4 “ Tuyệt chiêu” trị ho khan hiệu quả từ thảo dược
Ho khan là tình trạng người bệnh ho kéo dài dai dẳng nhiều ngày, thường gây ngứa họng, khàn giọng hoặc mất giọng. Ho khan không chỉ thường gặp ở trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng...Xem thêm
MỤC LỤC [Ẩn]
Thiếu máu không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến người mẹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vậy bà bầu thiếu máu nên ăn gì và cần kiêng gì?
Tình trạng thiếu máu ở bà bầu ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và bé, vì thế trong quá trình mang thai cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các thực phẩm bổ máu. Ngoài việc sử dụng thuốc bổ thì cần bổ sung thêm các thực phẩm bổ máu vào thực đơn của mình, dưới đây là các thưc phẩm bổ máu dành cho bà bầu.
Thịt bò là nguồn thực phẩm cung cấp sắt tốt nhất cho các bà bầu, cứ 85mg thịt sẽ cung cấp cho mẹ tới 2,1mg sắt. Tuy nhiên không phải thịt bò tái, sống mới nhiều chất sắt vì vậy bà bầu cần lưu ý vẫn phải nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Thịt gà cũng chứa hàm lượng chất sắt phong phú, trung bình 100gr ức gà sẽ chứa khoảng 0,7 mg sắt. Ngoài ra, các chuyên gia cũng đánh giá cao lượng protein cùng những vitamin, chất dinh dưỡng khác mà thịt gà mang đến cho mẹ bầu. Với thịt gà mẹ bầu có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: gà luộc, gà hầm nấm, súp gà…
Lòng đỏ trứng gà là bộ phận tập trung hầu hết các chất dinh dưỡng có trong trứng như: vitamin B1, B6, A, D, K.. và rất giàu chất sắt tốt cho cả bà bầu và thai nhi. Vì vậy nếu đang ở trong tình trạng thiếu máu thì bà bầu đừng quên ăn thêm lòng đỏ trứng gà nhé!
Loại cá này tương đối giàu chất sắt và tốt cho phụ nữ mang thai nếu như được chế biến đảm bảo, đồng thời cá hồi còn có hàm lượng omega-3 cao, ăn cá hồi sẽ giúp bà bầu bổ sung thêm chất sắt, chống lại bệnh máu đông, bệnh về tim mạch, nguy cơ bị đột quỵ, huyết áp…
Cứ 100gr gan chứa 9mg sắt, giúp bổ sung lượng sắt dồi dào cho bà bầu, tránh tình trạng thiếu máu khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên ăn quá nhiều và nhớ nấu chín kỹ khi ăn.
Bông cải xanh không chỉ ngon mà có hàm lượng chất sắt khá cao trong mỗi 30g bông cải mang đến 1mg sắt và kèm theo đó là vitamin C giúp hấp thụ sắt tốt hơn. Bên cạnh đó loại rau này cũng dồi dào chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, giảm chứng táo bón đầy hơi ở bà bầu.
Bí đỏ được xem là thực phẩm bổ máu cho bà bầu cần có trong mỗi bữa ăn ngoài ra bí đỏ còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác tốt cho bà bầu như: protein, carotene, vitamin, amino axit, canxi,...
Các loại hạt sấy khô như: óc chó, hạt hướng dương, hạt bí,… với nguồn sắt dồi dào vì vậy khi mang thai mà bị thiếu máu thì bà bầu đừng quên các loại hạt này nhé nó vừa là món ăn vặt thú vị lại giúp cung cấp nhiều chất sắt.
Bên cạnh các dưỡng chất có ích như: beta-carotene, folate, vitamin C và canxi thì rau chân vịt (rau bina) cũng rất giàu chất sắt chỉ ½ bát rau chân vịt nấu chín sẽ có đến 3,2mg sắt, vì vậy nếu bị thiếu máu thì bà bầu hãy bổ sung thêm rau chân vịt vào khẩu phần ăn của mình nhé!
10. Chuối
Việc ăn một trái chuối vào mỗi bữa sáng sẽ giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng thiếu máu khi mang thai đồng thời ăn chuối còn giúp hỗ trợ tiêu hóa giảm triệu chứng táo bón cực kì hiệu quả.
11. Thực phẩm mẹ bầu cần tránh khi thiếu máu
Thực phẩm giàu Canxi
Canxi cần thiết cho mẹ bầu trong thời gian mang thai, tuy nhiên nếu ăn hơn 50mg Canxi thì chúng lại làm cơ thể khó hấp thụ chất sắt.
Do đó mẹ nên tránh ăn cùng lúc thực phẩm giàu chất sắt và Canxi. Đảm bảo cung cấp đủ lượng Canxi một cách chừng mực.
Thực phẩm chứa Oxalate
Tương tự Canxi, Oxalate cũng làm cơ thể khó hấp thụ Chất sắt. Oxalate được tìm thấy trong rau chân vịt, chocolate, cải xoăn, mùi tây…
Thực phẩm chứa Tannin
Thực phẩm chứa Tannin như trà, cà phê, rượu, bia, táo, nước ép các loại quả mọng là những thực phẩm và thức uống chứa Tannin, ức chế khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Nếu muốn sử dụng mẹ nên chỉ nên dùng trước hoặc sau 2 giờ khi dùng thực phẩm giàu chất sắt.
Trên đây là một số loại thực phẩm bà bầu nên ăn khi bị thiếu máu, tuy nhiên bên cạnh việc thay đổi khẩu phần ăn thì bà bầu cũng cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và chăm sóc tốt nhất trong suốt thời kỳ mang thai.
Bình luận