Hàm lượng dinh dưỡng cho người bị tiểu đường như thế nào?
Bổ sung thực phẩm vào cơ thể nhưng phải đảm bảo lượng huyết càng gần mức bình thường càng tốt.
Hạn chế các chất béo có hại cho tim mạch, lưu ý kiểm soát huyết áp và sức khỏe tim mạch.
Theo dõi cân nặng để giữ cân ở mức hợp lí với cơ thể.
Thực phẩm có khả năng ngăn chặn và làm chậm những biến chứng của bệnh.
Có một chế độ dinh dưỡng hợp lí, một tinh thần lạc quan, khỏe mạnh.
Tuy nhiên, tùy vào sự khác nhau về giới tính, cân nặng và mức độ lao động khác nhau, chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường cũng sẽ khác nhau.
Chỉ có sữa dành cho người tiểu đường là sản phẩm chung dành cho đối tượng này.
Tiêu chuẩn chọn sữa bột cho người bị tiểu đường
Sữa nên có nguồn gốc từ thực vật
Sữa thực vật thông thường sẽ cung cấp 131 calo, 10 gr đường và 0.5 gr chất béo bão hòa.
Có tác dụng cải thiện huyết áp ở bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường, ngăn chặn những khả năng biến chứng của bệnh.
Một trong những loại sữa thực vật tốt nhất cho người tiểu đường là sữa đậu nành, nó có thể thay thế những loại sữa từ động vật khác và cũng cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể người bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng sữa tươi không đường, sữa công thức dành riêng cho người tiểu đường để bổ sung dinh dưỡng.
Sữa tách béo, tách kem nên được ưu tiên
Theo khoa học chứng minh, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên sử dụng 226 gr sữa không béo trong một khẩu phần ăn, uống.
Các loại chất béo bão hòa sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch nên bạn nên đọc kĩ sản phẩm và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi mua sữa.
Chọn đúng sữa cho đúng người, đúng bệnh
Hậu quả của bệnh tiểu đường là làm tăng nguy cơ gãy xương do thiếu hụt canxi nên cần phải bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể.
Sữa là nguồn thực phẩm chứa nhiều canxi, dễ hấp thụ. Không những thế, sữa còn giúp xương chắc khỏe, chống loãng xương, duy trì tế bào xương.
Loại sữa tốt nhất cho người bị đái tháo đường là sữa không chứa đường lacose, lacose tăng cao sẽ làm nguy hiểm đến sức khỏe.
Một số lưu ý cho người tiểu đường khi sử dụng sữa
Chỉ có thể uống 1 – 2 khẩu phần sữa/ ngày. 1 khẩu phần tương đương 90 – 150 calo và không quá 12 gr carbohydrate.
Nên uống sữa vào các bữa ăn chính trong ngày và nên kiểm tra đường huyết sau khi uống sữa để xác định loại sữa phù hợp vào mình.
Nếu bản thân hoặc người nhà mắc bệnh tiểu đường, bạn nên cẩn thận và chú ý hơn trong những chế độ ăn uống dinh dưỡng hằng ngày, để vừa bổ sung chất dinh dưỡng vừa có thể ngăn chặn những biến chuyển của bệnh tật.
Tham khảo nguồn: baodinhduong.com
somi 12/12/2022