Phân biệt Glucosamine và Chondroitin (Sụn vi cá mập)
Tài liệu này là những thông tin hướng dẫn về glucosamine và chondroitin cho người bị viêm khớp (arthritis) về công dụng của những chất bổ dưỡng này và khả năng xảy ra phản ứng. Giới...Xem thêm
MỤC LỤC [Ẩn]
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 20% dân số bị mắc bệnh thoái hóa khớp. Ở Việt Nam có khoảng 23,3% người trên 40 tuổi bị bệnh. Và đáng chú ý hơn, căn bệnh này không chỉ dừng lại ở đối tượng người cao tuổi mà dần dần có xu hướng trẻ hóa, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Để mọi người có những hiểu biết rõ hơn về bệnh, bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho các bạn.
Thoái hóa khớp là một trong những loại viêm khớp phổ biến nhất hiện nay. Đây là tình trạng viêm thường gặp ở khớp háng, xương sống, khớp gối, gây ra tình trạng cứng khớp và đau nhức ở các khớp, làm giảm khả năng vận động bình thường.
Các vị trí viêm trong bệnh viêm xương khớp
Có rất nhiều nguyên nhân được cho là gây ra bệnh thoái hóa khớp, trong đó, nguyên nhân chủ yếu thường là do sự suy giảm chức năng vận động ở tuổi già, người bệnh sau khi gặp chấn thương, do béo phì, thói quen lười vận động, hoạt động sai tư thế, hoặc một số nguyên nhân đặc biệt khác. Tất cả những điều này dẫn đến sự hoạt động của các khớp xương kém dần theo thời gian và dần dần hình thành bệnh.
Bệnh nhân viêm xương khớp
Tuy nhiên, yếu tố nguyên do quan trọng nhất của bệnh đó chính là sự thoái hóa ở sụn khớp. Sụn khớp đóng vai trò như tấm đệm bao bọc lấy các đầu khớp, với chức năng bảo vệ các đầu khớp và giúp giảm ma sát, khiến cho các khớp khi vận động không va chạm với nhau và trượt lên nhau một cách trơn tru. Khi “tấm đệm” này bị tổn thương, vỡ hoặc mòn đi sẽ khiến cho các xương dưới sụn va chạm vào nhau, dẫn đến sưng, gây cảm giác đau và giảm khả năng vận động.
Các triệu chứng bệnh thoái hóa khớp khá đa dạng và có thể nặng dần theo thời gian nếu như không được điều trị kịp thời. Trong giai đoạn đầu khi mới hình thành bệnh, bệnh nhân có thể xuất hiện tình trạng đau ở các khớp với mức độ nhẹ. Cơn đau thường xuất hiện trong quá trình lao động quá sức hoặc rèn luyện thể lực hay tập thể dục, triệu chứng này sẽ được cải thiện khi người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu như không có tác động bởi các phương pháp điều trị thì bệnh tình sẽ ngày càng tiến triển, dẫn đến mức độ đau ở các khớp nặng hơn, lâu dần làm cho các khớp kém linh hoạt, đau dai dẳng và kéo dài ngay cả khi không vận động. Cơn đau có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả khi bạn đang ngủ vào ban đêm. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp phải triệu chứng cứng khớp, khớp khó co duỗi hoặc không hoạt động bình thường được.
Bệnh nhân bị viêm xương khớp gối
Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể nghe thấy tiếng lạo xạo khi đang vận động do sụn khớp bị tổn thương khiến cho hai đầu xương va chạm với nhau.Ngoài ra, căn bệnh này còn được biểu hiện bởi một số triệu chứng khác như sưng nóng ở các khớp, người bệnh khó vận động khi thực hiện các động tác cúi người, gập người, đi lại khó khăn, biến dạng hoặc lệch trục khớp,…
Thoái hóa khớp là một bệnh kéo dài dai dẳng nên không thể một sớm một chiều là có thể chữa khỏi được mà cần một quá trình. Trong đó, một điều quan trọng là người bệnh cần thay đổi lối sống, cách sinh hoạt và bên cạnh đó là sự giúp đỡ của bác sĩ
Cải thiện khả năng vận động trong viêm xương khớp bằng cách đạp xe
Đầu tiên là thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt sẽ góp phần thúc đẩy quá trình điều trị bệnh sớm đạt hiệu quả cao. Hãy thử bơi lội, đạp xe thay vì các hoạt động nặng như nhảy dây hay chạy bộ. Đồng thời người bệnh nên giảm cân nếu thừa cân và có cho mình một chế độ ăn giàu vitamin D, calci, rau xanh,…Người bệnh cần tránh sử dụng những đồ ăn chiên rán, sữa, thịt đỏ,… và đặc biệt là hạn chế tối đa việc sử dụng đồ uống có chứa cồn như rượu bia vì có thể làm bùng phát cơn đau và giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị viêm xương khớp.
Trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh có thể thực hiện những biện pháp đơn giản như chườm lạnh để giảm thiểu triệu chứng viêm hoặc sử dụng miếng dán cao nóng để hạn chế tình trạng cứng khớp.
Trong trường hợp đau nặng, phương pháp hiệu quả để điều trị căn bệnh này chính là vật lý trị liệu kết hợp với việc sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm nhóm phi steroid. Những bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm khớp, tăng khả năng vận động của các khớp, đồng thời tăng sự dẻo dai cho cơ bắp.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của Y học, người bệnh viêm khớp có rất nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng thuốc Đông y cũng như Tây y để điều trị và phòng chống bệnh. Bên cạnh những sản phẩm thuốc giảm đau không chứa steroid, người dùng có thể bổ sung thêm glucosamine hoặc tìm đến những sản phẩm có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên.
Bình luận