Glucosamine: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ – Hàng Úc Thom Dang

Glucosamine: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

MỤC LỤC [Ẩn]

    Glucosamine sulfate là một loại đường tự nhiên được tìm thấy mô đệm của khớp. Glucosamine đang được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ tình trạng thoái hóa xương khớp nguyên phát hay thứ phát, viêm khớp cấp hay mạn tính và một số bệnh lý khác.

    1. Glucosamine là gì ?

    Glucosamine sulfate là một loại đường tự nhiên được tìm thấy trong và xung quanh chất lỏng và các mô đệm của khớp. Glucosamine cũng được tìm thấy trong lớp vỏ cứng của động vật có vỏ. Glucosamine sulfate trong thực phẩm bổ sung thường được chiết xuất từ động vật có vỏ. Có nhiều dạng khác nhau của glucosamine bao gồm glucosamine sulfate, glucosamine hydrochloride và N-acetyl glucosamine. Glucosamine đã được sử dụng trong y học để giảm đau khớp, sưng và cứng khớp do viêm khớp.

    2. Công dụng của glucosamine

    • Viêm xương khớp. Sử dụng glucosamine sulfate đường uống có thể giúp giảm đau cho những người bị viêm xương khớp đầu gối, hông hoặc cột sống.
    • Viêm khớp dạng thấp: Nghiên cứu ban đầu cho thấy rằng sử dụng glucosamine hydrochloride bằng đường uống có thể làm giảm cơn đau liên quan đến viêm khớp dạng thấp khi so sánh với giả dược. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã không thấy sự cải thiện trong tình trạng viêm hoặc số lượng khớp bị đau hoặc sưng.

    Ngoài ra glucosamine còn có thể được sử dụng trong các bệnh lý sau:

    • Viêm bàng quang kẽ: Glucosamine được quảng bá như là một phương pháp điều trị viêm bàng quang kẽ (IC), một tình trạng liên quan đến sự thiếu hụt hợp chất glycosaminoglycan. Vì glucosamine là tiền chất của hợp chất này, nên có giả thuyết rằng bổ sung glucosamine có thể giúp quản lý IC. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có dữ liệu khoa học đáng tin cậy để hỗ trợ lý thuyết này.
    • Bệnh viêm đường ruột (IBD): Giống như viêm bàng quang kẽ, bệnh viêm ruột (IBD) có liên quan đến sự thiếu hụt glycosaminoglycan. Một nghiên cứu trên chuột mắc IBD chỉ ra rằng bổ sung glucosamine có thể làm giảm viêm.
    • Bệnh đa xơ cứng (MS): Một nghiên cứu đã đánh giá hiệu quả của việc sử dụng glucosamine sulfate cùng với liệu pháp truyền thống để điều trị tái phát MS. Kết quả cho thấy không có tác động đáng kể đến tỷ lệ tái phát hoặc tiến triển bệnh khi dùng glucosamine.
    • Bệnh tăng nhãn áp: Bệnh tăng nhãn áp được cho là có thể điều trị bằng glucosamine. Một số nghiên cứu ban đầu chỉ ra rằng glucosamine sulfate có thể thúc đẩy sức khỏe của mắt thông qua việc giảm viêm và tác dụng chống oxy hóa trong võng mạc. Ngược lại, một nghiên cứu nhỏ chỉ ra rằng lượng glucosamine quá mức có thể gây hại cho những người mắc bệnh tăng nhãn áp.
    • Viêm khớp thái dương hàm (TMJ): Một nghiên cứu nhỏ cho thấy dùng kết hợp glucosamine sulfate và chondroitin làm giảm đáng kể các dấu hiệu đau và viêm, cũng như tăng khả năng vận động của hàm.

    3. Liều dùng của glucosamine

    Liều glucosamine thường là 1.500 mg mỗi ngày. Glucosamine bổ sung được lấy từ các nguồn tự nhiên - chẳng hạn như vỏ sò hoặc nấm - hoặc được sản xuất nhân tạo trong phòng thí nghiệm. Glucosamine bổ sung có sẵn ở hai dạng là glucosamine sulfate  glucosamine hydrochloride. Hầu hết các dữ liệu khoa học cho thấy hiệu quả lớn nhất đối với glucosamine sulfate hoặc glucosamine sulfate kết hợp với chondroitin. Glucosamin cần dùng liên tục từ 2-3 tháng, điều trị nhắc lại mỗi 6 tháng hoặc ngắn hơn tùy tình trạng bệnh.

    4. Tác dụng phụ của glucosamine là gì ?

    Tác dụng phụ khi dùng glucosamine sulfate bao gồm:

    • Táo bón
    • Tiêu chảy
    • Buồn ngủ
    • Đau đầu
    • Chứng ợ nóng
    • Buồn nôn
    • Phát ban

    Ngoài ra, glucosamine có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và insulin. Do đó, bệnh nhân bị tiểu đường cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng glucosamine.

    • Các nghiên cứu trên động vật cho thấy glucosamine có thể làm tăng thêm mức cholesterol "xấu" LDL.
    • Glucosamine có thể ảnh hưởng tới một số loại thuốc như thuốc trợ tim, thuốc chống đông máu, thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol, thuốc điều trị tăng lipid máu statin,...
    • Glucosamin có thể làm tăng hấp thu tetracyclin ở dạ dày - ruột, có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol, thuốc điều trị tăng lipid máu statin... nên tránh dùng glucosamin cùng lúc với các loại thuốc này
    • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi không nên dùng glucosamin do chưa có đủ dữ liệu về an toàn và hiệu quả

    Bình luận

    Bình luận Facebook

    Bài viết liên quan

    Phân biệt Glucosamine và Chondroitin (Sụn vi cá mập)

    Phân biệt Glucosamine và Chondroitin (Sụn vi cá mập)

    Tài liệu này là những thông tin hướng dẫn về glucosamine và chondroitin cho người bị viêm khớp (arthritis) về công dụng của những chất bổ dưỡng này và khả năng xảy ra phản ứng. Giới...Xem thêm

    SỰ KHÁC NHAU GIỮA SỤN VI CÁ MẬP VÀ GLUCOSAMINE TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ XƯƠNG KHỚP

    SỰ KHÁC NHAU GIỮA SỤN VI CÁ MẬP VÀ GLUCOSAMINE TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ XƯƠNG KHỚP

    Hiện nay do nhu cầu sức khỏe mọi người đổ xô đi mua và sử dụng các sản phẩm có chứa Glucosamine và sụn vi cá mập để điều trị các bệnh xương khớp. Vậy khi...Xem thêm

    Thoái hóa khớp – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Thoái hóa khớp – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 20% dân số bị mắc bệnh thoái hóa khớp. Ở Việt Nam có khoảng 23,3% người trên 40 tuổi bị bệnh. Và đáng chú...Xem thêm

    Người bị viêm xương khớp có nên dùng glucosamine?

    Người bị viêm xương khớp có nên dùng glucosamine?

    Bệnh thoái hóa khớp gây ra bởi sự phá vỡ của sụn - là mô liên kết đệm các đầu xương trong khớp. Triệu chứng đặc trưng là đau, tổn thương khớp và hạn chế...Xem thêm

    Glucosamine sulfate: Lợi ích và nguy cơ

    Glucosamine sulfate: Lợi ích và nguy cơ

    Glucosamine sulfate được sử dụng để giảm triệu chứng thoái hoá khớp gối từ nhẹ đến trung bình. Hiện nay, trên thị trường có nhiều chế phẩm glucosamine kết hợp với các thành phần khác...Xem thêm

    Những thực phẩm nên ăn khi bị thoái hóa cột sống

    Những thực phẩm nên ăn khi bị thoái hóa cột sống

    Bệnh thoái hóa cột sống (Degenerative spine) là hệ quả của một quá trình lão hóa tự nhiên. Thoái hóa đốt sống tại lưng và cổ xuất hiện sớm hơn các đoạn khác của cột...Xem thêm

    Glucosamine uống vào lúc nào, trước hay sau khi ăn?

    Glucosamine uống vào lúc nào, trước hay sau khi ăn?

    Tôi nghe nói bị đau nhức xương khớp có thể uống glucosamine để làm giảm đau có đúng không? Vậy đây có phải thuốc giảm đau không? Nếu dùng glucosamine uống vào lúc nào, trước...Xem thêm

    Hàng Úc Thom Dang
    Hàng Úc Thom Dang
    X
    Trang chủ Gọi điện Chat Zalo Giỏ hàng