4 “ Tuyệt chiêu” trị ho khan hiệu quả từ thảo dược
Ho khan là tình trạng người bệnh ho kéo dài dai dẳng nhiều ngày, thường gây ngứa họng, khàn giọng hoặc mất giọng. Ho khan không chỉ thường gặp ở trẻ nhỏ mà ngay cả người lớn cũng...Xem thêm
MỤC LỤC [Ẩn]
Bệnh còi xương là một bệnh lý thường xảy ra ở trẻ dưới 3 tuổi. Ngoài nguyên nhân do trẻ ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gây thiếu hụt vitaminD ra thì phần lớn là do các bậc phụ huynh có những quan niệm hết sức sai lầm về dinh dưỡng cho trẻ. Cho nên không ít các bậc cha mẹ lầm tưởng đã cẩn thận cho con ăn uống đủ chất mà bé vẫn còi cọc, suy dinh dưỡng, chậm lớn, thấp lùn hơnso với các bạn đồng trang lứa.
Nước hầm xương có giàu canxi như chúng ta vẫn nghĩ?
Hầu hết mọi bà mẹ khi có con đến tuổi ăn dặm ,ăn cháo sẽ nghĩ ngay đến việc dùng nước hầm xương để nấu bột, ninh cháo cho con là bé đã có đủ canxi và dưỡng chất cần thiết. Các bà mẹ này tin rằng, xương được cấu tạo chủ yếu từ canxi nên ninh xương lâu không chỉ giúp nước dùng có vị ngọt giúp con ăn ngon miệng, dễ tiêu hóa mà còn bổ sung thật nhiều canxi giúp con cao lớn. Do đó, có không ít mẹ cảm thấy stress và chán nản vì dù ngày nào cũng cho con ăn cháo nấu từ nước hầm xương nhưng con vẫn không hề tăng cân thậm chí là còi xương, suy dinh dưỡng, thể trạng yếu ớt.
Thường xuyên nấu cháo bằng nước hầm xương cho trẻ ăn sẽ khiến bé bị còi xương
Thực tế,canxi có trong xương ống chủ yếu là canxi vô cơ, cơ thể trẻ không thể hấp thụ hơn nữa, dù có hầm lâu thì cũng chỉ có một lượng rất nhỏ canxi được hòa tan trong nước. Cho nên nước hầm xương chỉ có tác dụng là mang lại vị ngọt và mùi thơm do trong nước thịt, nước xương hầm có nhiều nitơ, tạo cảm giác ngon miệng.
Nước hầm xương cũng không giàu dinh dưỡng như nhiều người vẫn tưởng. Khi ninh lâu chất béo trong tủy xương sẽ tiết ra, nhưng chất béo động vật thường khó tiêu hóa, trẻ ăn nhiều còn có thể bị tiêu chảy. Vì vậy, nếu chỉ cho trẻ ăn bột, cháo với nước xương hầm mà không bổ sung thêm rau, thịt cá sẽ làm trẻ dễ nuốt, nhưng về lâu dài có thể khiến con bạn ngậm lâu, chán ăn từ đó càng dễ bị suy dinh dưỡng.
Cho trẻ ăn dặm sớm có tốt không?
Nhiều người nhầm tưởng rằng, ăn bột sớm sẽ khiến bé mau lớn, cứng cáp, bụ bẫm. Một số mẹ thậm chí không dùng bột ăn dặm bán sẵn mà tự dùng nước cháo, nước cơm cho con tập ăn với suy nghĩ chúng bổ dưỡng, lỏng nên dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, điều này là không nên do trong tinh bột có chứa nhiều acide phytinic, chất này kết hợp với Ca thành muối calciphitinat không hoà tan làm cho sự hấp thu Ca ở ruột bị giảm. Hơn nữa, do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nến khi ăn những thức ăn này sẽ gây rối loạn tiêu hóa. Chỉ nên cho trẻ ăn dặm sớm nhất là 4 tháng, thông thường là 6 tháng, còn đồi với trẻ sinh non nên bắt đầu ăn dặm muộn hơn.
Trẻ bụ bẫm có khả năng bị còi xương cao hơn
Bé ăn dặm sớm có thể trông bụ bẫm nhưng vẫn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Điều này nghe có vẻ vô lý nhưng thực chất ăn bột làm bé no bụng, gây ít giảm cảm giác thèm bú, có trẻ còn tự bỏ bú rất sớm . Trong khi đó tinh bột không thể dồi dào dinh dưỡng và dễ hấp thu như sữa mẹ được. Do dó, dù trông trẻ có bụ bẫm, nhưng thực ra bé lại suy dinh dưỡng, còi xương do thiếu chất. Ăn nhiều bột còn gây tình trạng rối loạn chuyển hóa,tăng đào thải canxi ra nước tiểu, gây ra bệnh còi xương.
Sữa bò, sữa mẹ hay sữa công thức?
Nhiều người xem nhiều quảng cáo lầm tưởng sữa bò có lượng vitamin D và đạm cao hơn sữa mẹ thì sẽ giúp con cao lớn hơn nhưng thực tế là cả hai đều có hàm lượng vitamin D rất thấp. Tuy nhiên, trẻ uống sữa bò sẽ có nguy cơ còi xương cao hơn do vitamin D3 và canxi trong sữa bò khó hấp thụ hơn. Chỉ nên cho trẻ uống sữa tươi/ sữa bò khi đủ 1 tuổi, bởi lúc này hệ tiêu hóa trong cơ thể bé đã khá hoàn thiện nên có thể hấp thụ được chất đạm, chất béo có trong sữa bò.
Sữa Công thức ngày nay có rất nhiều cải tiến vượt trội với hàm lượng canxi, vitamin D3 và các loại khoáng chất rất cao. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến nghị nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nhiều bậc phụ huynh nghĩ rằng pha sữa càng đặc càng tốt cho trẻ vì càng nhiều dinh dưỡng và canxi thế nhưng điều này là hoàn toàn không nên vì sẽ khiến con bạn bị táo bón đồng thời trẻ không nhận đủ lượng nước sẽ ảnh hưởng đến bài tiết ở thận. Mỗi độ tuổi cần lượng canxi và dinh dưỡng khác nhau, bổ sung quá nhiều canxi không đúng thời điểm có thể gây sỏi thận và ảnh hưởng đến hệ xương của bé.
Các bà mẹ hãy tìm hiểu thật kỹ về dinh dưỡng cần thiết cho trẻ để tránh mắc phải những sai lầm này. Chúc các bé luôn cao lớn và khỏe mạnh !
Bình luận