Glucosamine uống vào lúc nào, trước hay sau khi ăn? – Hàng Úc Thom Dang

Glucosamine uống vào lúc nào, trước hay sau khi ăn?

MỤC LỤC [Ẩn]

    Tôi nghe nói bị đau nhức xương khớp có thể uống glucosamine để làm giảm đau có đúng không? Vậy đây có phải thuốc giảm đau không? Nếu dùng glucosamine uống vào lúc nào, trước hay sau khi ăn là tốt nhất? Dùng bao nhiêu là được?

    Mong chuyên mục giải đáp thắc mắc giúp tôi. Rất cảm ơn.

    (Đức Lâm, 59 tuổi)

    Chào bác

    Glucosamine là một trong những giải pháp thường được sử dụng cho người bị đau nhức xương khớp, đặc biệt là những cơn đau liên quan đến sụn do Glucosamine là một trong những thành phần thiết yếu cấu tạo nên sụn khớp. Trước khi sử dụng Glucosamine, xin được tư vấn cho bác một số vấn đề sau:

    Glucosamine uống trước hay sau bữa ăn?

    Glucosamine là hoạt chất cần được hấp thụ tốt thì mới có thể phát huy tốt nhất những lợi ích cho sức khỏe. Theo các chuyên gia khuyến cáo, Glucosamine nên được sử dụng trong bữa ăn chính là tốt nhất vì đây là thời điểm mà cơ thể bạn có thể hấp thu tốt. Khi uống Glucosamine, người sử dụng cần uống nhiều nước. Không sử dụng các loại nước hoa quả, nước uống có gas mà chỉ nên dùng nước lọc khi uống Glucosamine.

    Lưu ý: người sử dụng Glucosamine không nên dùng chung với các thuốc điều trị bệnh. Khi đang sử dụng các loại thuốc khác cần thông báo với bác sĩ để có hướng dẫn phù hợp về thời gian giãn cách giữa mỗi lần sử dụng thuốc.

    Glucosamine ngày càng được sử dụng để bổ sung sức khỏe sụn khớp

    Những thông tin cần biết trước khi dùng Glucosamine

    Để đảm bảo những lợi ích tốt nhất cũng như an toàn cho sức khỏe. Bạn cần biết một số thông tin dưới đây trước khi sử dụng Glucosamine và các chế phẩm có thành phần từ Glucosamine:

    1. Glucosamine có phải là thuốc không?

    • Glucosamine là một hoạt chất có trong sụn và các mô liên kết ở khớp của chúng ta. Tác dụng chính của Glucosamine là giúp các dây chằng, sụn, gân cũng như dịch khớp được ổn định, giảm tình trạng đau do khô dịch khớp, sụn khớp. Một số loại động vật giáp xác, sò,… có Glucosamine trong vỏ của chúng. Ngoài ra Glucosamine không có trong các nguồn thức ăn tự nhiên.
    • Sử dụng Glucosamine có tác dụng giúp giảm đau xương khớp, đặc biệt là đau sụn khớp. Tuy nhiên Glucosamine không có tác dụng điều trị các bệnh xương khớp. Đây là một hoạt chất chứ không phải một loại thuốc điều trị. Glucosamine thiên về tác dụng hỗ trợ cho bệnh nhân hơn là tác dụng điều trị.

    Tác dụng của Glucosamine: sửa chữa các khớp bị hỏng, bôi trơn khớp, duy trì mô liên kết, cải thiện sự linh hoạt khớp, xây dựng sụn và giúp khớp mềm dẻo.

    2. Có mấy loại Glucosamine? nên dùng loại nào?

    Có 3 loại Glucosamine hiện nay, bao gồm: Glucosamine hydrocholoride (HCL), Glucosamine Sulfate, N-Acetyl Gucosamine (NAG). Trong đó Glucosamine Sulfate được nhiều tài liệu công bố khả năng giảm đau sụn khớp.

    3. Liều dùng Glucosamine bao nhiêu là đủ

    • Sử dụng Glucosamine bổ sung: 500mg, dùng 3 lần một ngày.
    • Sử dụng Glucosamine với chondroitin sulfate: dùng 200-400mg 3 lần một ngày.

    4. Lưu ý

    • Những người dị ứng với động vật có vỏ nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bổ sung Glucosamine.
    • Người bệnh tiểu đường nên thận trọng trong khi bổ sung Glucosamine, vì nó cóthể làm tăng mức đường trong máu.
    • Hiện chưa có đủ các nghiên cứu lâu dài để có thể kết luận rõ ràng về sự an toàn của glucosamine đối với thai nhi. Phụ nữ có mang nên hỏi bác sĩ trước khi uống Glucosamine.
    • Một số trường hợp khi dùng Glucosamine có thể gây rối loạn tiêu hóa.
    • Bệnh nhân đang dùng thuốc làm loãng máu warfarin nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng Glucosamine. Ngưng hoặc thay đổi liều dùng Glucosamine vì có thể có phản ứng với warfarin.

    Bình luận

    Bình luận Facebook

    Bài viết liên quan

    Phân biệt Glucosamine và Chondroitin (Sụn vi cá mập)

    Phân biệt Glucosamine và Chondroitin (Sụn vi cá mập)

    Tài liệu này là những thông tin hướng dẫn về glucosamine và chondroitin cho người bị viêm khớp (arthritis) về công dụng của những chất bổ dưỡng này và khả năng xảy ra phản ứng. Giới...Xem thêm

    SỰ KHÁC NHAU GIỮA SỤN VI CÁ MẬP VÀ GLUCOSAMINE TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ XƯƠNG KHỚP

    SỰ KHÁC NHAU GIỮA SỤN VI CÁ MẬP VÀ GLUCOSAMINE TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ XƯƠNG KHỚP

    Hiện nay do nhu cầu sức khỏe mọi người đổ xô đi mua và sử dụng các sản phẩm có chứa Glucosamine và sụn vi cá mập để điều trị các bệnh xương khớp. Vậy khi...Xem thêm

    Thoái hóa khớp – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Thoái hóa khớp – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 20% dân số bị mắc bệnh thoái hóa khớp. Ở Việt Nam có khoảng 23,3% người trên 40 tuổi bị bệnh. Và đáng chú...Xem thêm

    Glucosamine: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

    Glucosamine: Công dụng, liều dùng và tác dụng phụ

    Glucosamine sulfate là một loại đường tự nhiên được tìm thấy mô đệm của khớp. Glucosamine đang được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ tình trạng thoái hóa xương khớp nguyên phát hay thứ...Xem thêm

    Người bị viêm xương khớp có nên dùng glucosamine?

    Người bị viêm xương khớp có nên dùng glucosamine?

    Bệnh thoái hóa khớp gây ra bởi sự phá vỡ của sụn - là mô liên kết đệm các đầu xương trong khớp. Triệu chứng đặc trưng là đau, tổn thương khớp và hạn chế...Xem thêm

    Glucosamine sulfate: Lợi ích và nguy cơ

    Glucosamine sulfate: Lợi ích và nguy cơ

    Glucosamine sulfate được sử dụng để giảm triệu chứng thoái hoá khớp gối từ nhẹ đến trung bình. Hiện nay, trên thị trường có nhiều chế phẩm glucosamine kết hợp với các thành phần khác...Xem thêm

    Những thực phẩm nên ăn khi bị thoái hóa cột sống

    Những thực phẩm nên ăn khi bị thoái hóa cột sống

    Bệnh thoái hóa cột sống (Degenerative spine) là hệ quả của một quá trình lão hóa tự nhiên. Thoái hóa đốt sống tại lưng và cổ xuất hiện sớm hơn các đoạn khác của cột...Xem thêm

    Hàng Úc Thom Dang
    Hàng Úc Thom Dang
    X
    Trang chủ Gọi điện Chat Zalo Giỏ hàng