Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong giai đoạn mang thai – Hàng Úc Thom Dang

Chế độ dinh dưỡng chuẩn cho bà bầu trong giai đoạn mang thai

MỤC LỤC [Ẩn]

    Một chu kỳ mang thai kéo dài hơn 9 tháng, trong khoảng thời gian này bạn nên biết cơ thể mình cần bổ sung như thế nào để giúp cơ thể mình khỏe mạnh và thai nhi được phát triển một cách hoàn hảo nhất.

    1. Tháng thứ nhất

    Tháng đầu tiên mang thai là giai đoạn có nhiều sự thay đổi trong cơ thể, bà bầu thường có cảm giác mệt mỏi, biếng ăn, khó chịu, vì thế bạn cần chú ý bổ sung nhiều chất dinh dưỡng & khoáng chất (sắt, acid folic, canxi, i-ốt... tổng hợp trong viên thuốc Elevit), kèm theo ăn uống đúng chuẩn, đặc biệt là ăn nhiều loại thức ăn có chứa protein, sắt như thịt bò, thịt lợn, cá,..

    2. Tháng thứ hai

    Trong tháng này cơ thể bà bầu có nhiều thay đổi như: dừng vòng kinh, đau đầu, chóng mặt do thiếu máu, hoặc kèm theo triệu chứng buồn nôn, núm vú và những vùng xung quanh hơi có cảm giác đau. Nếu bạn bắt đầu bị nghén thì nên tranh thủ nghỉ ngơi nhiều và cũng đừng quá lo lắng vì đây là các biểu hiện bình thường. Trong tháng thứ hai bạn vẫn tiếp tục bổ sung nhiều chất dinh dưỡng & khoáng chất + ăn uống đúng chuẩn kèm trái cây, hoa quả tươi. Bạn nhớ uống 2 ly sữa tươi hàng ngày.

    3. Tháng thứ ba

    Tháng thứ ba bạn đã bắt đầu quen với việc mang thai và cơ thể bắt đầu đòi hỏi cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, bạn sẽ cảm thấy đói và thèm ăn hơn. Bạn vẫn phải tiếp tục bổ sung vitamin & khoáng chất kèm theo ăn nhiều các loại thịt, cá biển, trứng và các loại đậu.

    Tránh ăn nhiều thức ăn có đường để tránh bị tiểu đường thai kỳ.

    4. Tháng thứ tư

    Tháng này bạn nên ăn thành nhiều bữa để luôn đáp ứng kịp thời việc cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn nên chọn những loại thức ăn có chứa nhiều vitamin. Những loại vitamin bạn cần bổ sung qua thức ăn như sau:

    - Sắt: có nhiều trong thịt bò, lòng đỏ trứng gà, bí ngô, rau bina, súp lơ xanh, chuối, mật ong...

    - Vitamin B1: Có nhiều trong ngũ cốc và các loại đậu (hạt) như gạo, bột mì, bột đậu xanh...

    - Vitamin B2: Hạt ngũ cốc toàn phần, thức ăn có nguồn gốc động vật.

    - Vitamin B6: có nhiều trong gan bê, ruốc thịt, thịt gà, ngô...

    - Vitamin B9 (hay còn gọi là acit folic): có nhiều trong măng tây, rau xanh, gan, thịt gà, trứng.

    - Vitamin B12: Pho mát làm từ thịt dê và thịt cừu, cá, quả hạnh nhân, cải xoong, dưa bắp cải, sữa tươi, sữa bột, sữa chua, sữa đậu nành, nước khoáng...

    - Vitamin C: Rau xanh (rau muống, rau ngót, bắp cải, cải xoong), quả chín (cam, chanh, bưởi, xoài, ổi...), khoai tây, khoai lang, củ cải, hành tây, ớt ngọt, rau mùi, ...

    - Vitamin D: Dầu gan cá, cá, gan, lòng đỏ trứng, thịt lợn, chất béo của sữa.

    - Vitamin E: Các loại dầu (dầu hướng dương, dầu lạc, dầu cọ...), rau dền, giá đậu, quả mơ, quả đào, gạo, ngô, lúa mì.

    5. Tháng thứ năm

    Ở tháng này, não của thai nhi bắt đầu phát triển nhanh, bạn nên bổ sung nhiều thức ăn chứa i-ốt như: cá biển

    6. Tháng thứ sáu

    Ở tháng thứ 6, thai nhi sinh trưởng rất nhanh, bạn nên bổ sung nhiều thức ăn chứa chất sắtcanxi và uống kèm các viên vitamin cho bà bầu như Elevit, sắt bầu, canxi cho bà bầu, Blackmores,...

    Tháng này, bạn nên tránh ăn quá nhiều dầu béo, chất muối để tránh bệnh phù chân, cao huyết áp và các bệnh về tim mạch.

    7. Tháng thứ bảy

    - Chú ý tháng này liều lượng thức ăn nên vừa đủ, tránh cho bà bầu bị tăng ký qua nhiều gây béo phì và thai phị quá lớn so với bảng tiêu chuẩn.

    - Ăn nhiều chất có chứa hàm lượng sắt nhiều. Sắt là chất rất cần thiết cho mạch máu, các vật chất để ăn có hàm lượng sắt nhiều như: máu động vật, gan, thịt nạc, các loại cá, các loại đậu, các loại rau củ quả…

    - Chú ý các chất như canxi, phốt pho, I-ốt, kẽm trong rong biển, tảo đỏ, sứa, đậu tương, đậu phụ, rau cải, mộc nhĩ đen, lạc, trứng gà, lòng đỏ trứng, xương đầu động vật, thịt nạc, gan động vật cùng các loại cá, tép moi, trai biển…

    - Tiếp tục bổ sung các loại vitamin: B1, B2, B3, B5, B6, B12, C, D2, E, H,...Các vitamin này đều có trong thành phần viên thuốc Elevit.

    - Đảm bảo cung cấp đủ lượng mỡ. Dầu động thực vật đều tích chứa hàm lượng mỡ rất phong phú. Thông thường, khi nấu ăn chủ yếu nên dùng dầu thực vật, như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu rau cải… cũng có thể dùng một ít dầu động vật, cũng như trực tiếp ăn lạc, vừng…

    - Tăng cường ăn uống nhưng nên thích hợp. Phụ nữ mang thai mỗi ngày nên ăn từ 4 - 5 lần, nhưng mỗi lần ăn không nên ăn quá no, giúp cho việc hấp thụ dinh dưỡng trong cơ thể dễ dàng hơn và bụng không phải mang theo lượng thức ăn quá lớn gây mệt nhọc.

    8 . Tháng thứ tám

    - Nên ăn làm nhiều bữa và ăn với lượng vừa phải để giảm cảm giác dạ dày bị trướng đầy.

    - Nếu mỗi tuần, thể trọng thai phụ tăng khoảng 500 gam thì nên ăn nhiều rau xanh và nên hạn chế ăn các đồ ngọt, chứa đường, mỡ để phòng thai nhi quá to, gây khó khăn cho việc sinh nở.

    - Chọn món ăn có trị dinh dưỡng cao như: thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, tránh ăn đậu nành, khoai hồng để phòng dạ dày bị chướng.

    - Không nên lạm dụng chất bổ như: dầu gan cá, vitamin, nhân sâm…

    Khẩu phần ăn hàng ngày nên có các loại thực phẩm sau: gạo, ngũ cốc và các lương thực khác; trứng các loại (gà, vịt, chim cút), thịt bò, các loại thịt khác và cá, gan động vật (mỗi tuần ăn một lần), các loại đậu, rau, hoa quả, dầu chưng cất.

    9. Tháng thứ chín

    Lúc này, thai phụ nên ăn thêm nhiều dinh dưỡng, chất lượng tốt, vẫn lấy nguyên tắc mỗi lần ăn không cần ăn nhiều, nhưng ăn thành nhiều bữa. Mỗi ngày 5 bữa trở lên. Nên chọn loại thức ăn có khối lượng nhỏ mà chất dinh dưỡng lại cao như các loại thức ăn có nguồn gốc từ động vật, giảm thiểu các loại thức ăn có khối lượng lớn, nhưng dinh dưỡng lại thấp như đậu nành..

    - Lòng trắng trứng: Trong suốt quá trình mang thai đều cần tăng cường chất lòng trắng trứng, một số chất này chủ yếu từ chế phẩm đậu, từ sữa, trứng và thịt

    - Không ăn nhiều muối: Cuối giai đoạn mang thai dễ phát sinh các chứng bệnh cao huyết áp, do đó nên hạn chế ăn muối. Phụ nữ mang thai nên chú ý ăn chất có sắt, lượng máu đủ để sinh con và để tích chữ lượng sắt cho thai nhi.

    - Ăn nhiều hoa quả, trái cây tươi trong tháng này giúp bà bầu có sức khỏe tốt chuẩn bị cho việc sinh đẻ.

    - Phụ nữ mang thai giai đoạn cuối này nên ăn nhiều, nhưng mỗi lần ăn không nên no quá và ăn các thức ăn có hàm lượng mỡ chua và chất kẽm như: hạt hồ đào, hướng dương, vừng đen, lạc; hàm lượng thức ăn có chất sắt, vitamin B2 như: các loại gan, lòng đỏ trứng, mộc nhĩ đen, cải tía, rong biển, chế phẩm từ đậu, cải xanh. Hàm lượng thức ăn có canxi cùng vitamin D như: sữa tươi, gan, tôm, canh cá, canh đầu cá, các chế phẩm đậu phụ.

    Bình luận

    Bình luận Facebook

    Bài viết liên quan

    4 “ Tuyệt chiêu” trị ho khan hiệu quả từ thảo dược

    4 “ Tuyệt chiêu” trị ho khan hiệu quả từ thảo dược

    Ho khan là tình trạng người bệnh ho kéo dài dai dẳng nhiều ngày, thường gây ngứa họng, khàn giọng hoặc mất giọng. Ho khan không chỉ thường gặp ở trẻ nhỏ mà  ngay cả người lớn cũng...Xem thêm

    Các phương pháp trị ho dân gian phổ biến nhất

    Các phương pháp trị ho dân gian phổ biến nhất

    Thời tiết giao mùa, không khí ô nhiễm v.v… làm cho không chỉ trẻ em mà người lớn cũng thường xuyên mắc ho dù có hoặc không kèm theo bệnh lý. Trong dân gian, có...Xem thêm

    Giải mã 5 cách trị ho đờm không dùng kháng sinh

    Giải mã 5 cách trị ho đờm không dùng kháng sinh

    Thời tiết thay đổi thất thường, môi trường ô nhiễm là nguyên nhân khiến các bệnh về đường hô hấp bùng phát mạnh. Viêm họng, viêm mũi, viêm xoang,..kèm theo biểu hiện ho có đờm...Xem thêm

    Nguyên nhân gây ho

    Nguyên nhân gây ho

    Nguyên nhân gây ho thường do những bệnh của đường hô hấp, nhưng cũng có khi ho do bệnh ở ngoài đường hô hấp. Các bệnh chủ yếu gây ra triệu chứng ho bao gồm:Viêm đường...Xem thêm

    Các phương pháp trị ho

    Các phương pháp trị ho

    Ho mặc dù là phản xạ có lợi cho cơ thể, nhưng lại gây cảm giác khó chịu, mất ngủ, khan cổ họng, gây cản trở và ngại ngùng trong giao tiếp. Nếu để cơn...Xem thêm

    Ho là gì?

    Ho là gì?

    Ho là gì? Ho là một phản xạ của cơ thể để tống ra ngoài các chất tiết, dị vật, vi sinh vật… có ở đường hô hấp (hô hấp trên và hô hấp dưới)...Xem thêm

    Chớ suy người lớn ra con trẻ trong phòng bệnh mùa lạnh

    Chớ suy người lớn ra con trẻ trong phòng bệnh mùa lạnh

    Theo dự báo, chiều tối nay Miền Bắc sẽ đón nhận những ngày giá rét nhất, để phòng bệnh hiệu quả cho trẻ em cũng như người lớn cần phải gạt bỏ những sai lầm...Xem thêm

    Bổ sung Canxi đúng cách, cho bé cao lớn vượt trội

    Bổ sung Canxi đúng cách, cho bé cao lớn vượt trội

    Trẻ thiếu canxi là nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển cả về chiều cao, cân nặng và trí tuệ. Ở nước ta, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi mắc tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi lên...Xem thêm

    Vì sao cỏ cà ri lại là loại thảo dược lợi sữa được nhiều mẹ lựa chọn?

    Vì sao cỏ cà ri lại là loại thảo dược lợi sữa được nhiều mẹ lựa chọn?

    Từ lâu, cỏ cà ri đã là loại thảo dược lợi sữa được nhiều mẹ lựa chọn nhằm mục đích kích sữa sau sinh. Vậy, cỏ cà ri giúp lợi sữa ra sao mà lại...Xem thêm

    Lệ thuộc của cơ thể vào dưỡng chất bổ sung, có phải ai cũng biết?

    Lệ thuộc của cơ thể vào dưỡng chất bổ sung, có phải ai cũng biết?

    Nóng lòng tìm giải pháp để con hết biếng ăn, bổ sung dưỡng chất cho con bằng nhiều giải pháp “cấp tốc” nhưng các bậc phụ huynh không lường trước được hệ lụy khôn lường...Xem thêm

    Hàng Úc Thom Dang
    Hàng Úc Thom Dang
    X
    Trang chủ Gọi điện Chat Zalo Giỏ hàng